Hành vi và sinh thái Linh dương sừng xoắn châu Phi

Là loài chủ yếu hoạt động về đêm, đặc biệt vào mùa hè. Trong ngày, linh dương đào sâu vào cát tại vị trí râm mát và nghỉ ngơi trên hố lõm đào được, hành động này bảo vệ linh dương tránh khỏi bão cát. Linh dương sừng xoắn châu Phi sống theo đàn có cả đực lẫn cái, và có từ 5 đến 20 cá thể. Chúng sẽ thường lưu lại một địa điểm và chỉ đi lang thang khắp nơi để tìm thức ăn. Linh dương sừng xoắn châu Phi có một cấu trúc xã hội bền chặt, dựa vào tuổi tác, đàn được dẫn dắt bởi con cái lớn tuổi nhất.[3] Bầy đàn nhiều khả năng tìm được dọc theo rìa phía bắc của hệ thống mưa nhiệt đới suốt mùa hè và di chuyển lên phía bắc khi mùa đông đến. Chúng có thể theo dõi lượng mưa và sẽ hướng về những khu vực này, là nơi mà thảm thực vật phong phú hơn. Con đực chiếm lãnh thổ và bảo vệ con cái,[15] trong khi con cái thiết lập nhóm thống trị riêng của chúng.[16]

Do chuyển động chậm, linh dương sừng xoắn châu Phi là mục tiêu dễ dàng cho động vật ăn thịt như sư tử, chó hoang châu Phi, báo gêpabáo hoa. Linh miêu tai đen, linh cẩulinh miêu đồng cỏ tấn công con non. Linh dương sừng xoắn châu Phi thường không hung hăng, mặc dù tính khí có thể thay đổi nếu bị kích động.[3]

Sự thích nghi

Linh dương sừng xoắn châu Phi gặm cỏ trong điều kiện khô

Linh dương sừng xoắn châu Phi có đủ khả năng thích hợp để sống tại sa mạc sâu thẳm dưới điều kiện khắc nghiệt. Linh dương sống sót mà không cần nước sạch gần như vô hạn, do bởi chúng hút được độ ẩm từ thức ăn và sương cô đọng trên thực vật. Các nhà khoa học tin rằng Linh dương sừng xoắn châu Phi có một lớp lót đặc biệt trong dạ dày, tích trữ nước trong túi để sử dụng trong thời gian mất nước. Chúng cũng đào thải nước tiểu loại bỏ tạp chất cao độ nhằm tiết kiệm nước.[17] Màu sắc nhợt nhạt của lông phản xạ nhiệt bức xạ, độ dài và độ dày của lông giúp điều hòa thân nhiệt. Trong ngày, Linh dương sừng xoắn châu Phi tụ tập với nhau tại khu vực bóng râm, đến đêm mát nghỉ ngơi trên những hố cát lõm. Những hoạt động này giúp tản nhiệt cơ thể và tiết kiệm nước bằng cách làm mát cơ thể thông qua sự bốc hơi.[3]

Trong một nghiên cứu, tám con Linh dương sừng xoắn châu Phi với một khẩu phần cỏ khô (Chloris gayana) được nghiên cứu để xác định thời gian lưu giữ thức ăn qua đường tiêu hóa. Phát hiện rằng thời gian lưu giữ thức ăn khá dài, thích ứng với chế độ ăn bao gồm một tỷ lệ cao cỏ lên men chậm; trong khi thời gian lưu giữ chất lỏng dài có thể được giải thích là do cơ chế tiết kiệm nước với lượng hấp thu nước thấp và một dạ cỏ rộng rãi.[18]

Khẩu phần

Con non và linh dương mẹ

Linh dương sừng xoắn châu Phi sống trên địa hình sa mạc, nơi chúng ăn cỏ và lá của những loại cây bụi, quả đậu thảo mộc và bụi rậm có sẵn. Thức ăn chủ yếu của loài là cỏ thuộc những chi Aristida, Artemisia, CitrullusAcacia;[19] thực vật lâu năm thay lá xanh và nảy mầm khi gặp độ ẩm nhẹ hoặc khi có mưa. Linh dương sừng xoắn châu Phi chỉ ăn những bộ phận cây xanh cố định và có xu hướng gặm cỏ Aristida gọn gàng đến khi thảm cỏ có cùng một chiều cao. Ngược lại, khi gặm cỏ Panicum, lá ngoài khô được chừa lại đơn lẻ trong khi linh dương ăn lá mềm, chồi non và hạt bên trong. Những loại hạt là thành phần quan trọng trong chế độ ăn uống của Linh dương sừng xoắn châu Phi, là nguồn cung protein chính.[11]

Sinh sản

Linh dương cái động dục khi đạt 2 đến 3 năm tuổi, còn linh dương đực khi khoảng 2 tuổi. Mùa giao phối diễn ra suốt năm, nhưng cao điểm suốt mùa đông và đầu mùa xuân. Ở phía bắc Sahara, giao phối cao điểm vào cuối mùa đông và bắt đầu mùa xuân; ở phía nam Sahara, giao phối cao điểm từ tháng 9 đến tháng 10 và từ tháng 1 đến giữa tháng 4. Mỗi cơn động dục kéo dài trong một hoặc hai ngày.[3]

Trong một nghiên cứu, huyết thanh máu của linh dương cái được phân tích thông qua xét nghiệm miễn dịch nhằm tìm hiểu về pha hoàng thể. Chu kỳ động dục kéo dài khoảng 33 ngày. Trong thời gian mang thai, siêu âm cho thấy cặp sừng trong tử cung đã xoắn cuộn. Đường kính tối đa của nang buồng trứnghoàng thể khoảng 15 mm (0,59 in) và 27 mm (1,1 in). Mỗi con cái trải qua một thời kỳ không rụng trứng kéo dài từ 39 đến 131 ngày, trong suốt thời gian đó không rụng trứng. Ngưng đọng trứng hiếm diễn ra vào mùa đông, điều này cho thấy ảnh hưởng của mùa trong năm đến chu kỳ sinh sản của động vật cái.[20]

Thai kỳ kéo dài khoảng từ 257 đến 270 ngày (khoảng 9 tháng). Linh dương cái có thể nằm hoặc đứng khi sinh sản, sau đó một con non được sinh ra. Một lần động dục hậu sản xảy ra sau hai hoặc ba ngày.[21] Con non nặng khoảng 5 kg (11 lb) khi sinh và cai sữa khi được từ 23 đến 29 tuần tuổi.[22]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Linh dương sừng xoắn châu Phi http://www.appliedanimalbehaviour.com/article/0168... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/5378 http://www.merriam-webster.com/dictionary/addax http://www.ultimateungulate.com/artiodactyla/addax... http://www.departments.bucknell.edu/biology/resour... http://www.departments.bucknell.edu/biology/resour... http://www.itis.gov/servlet/SingleRpt/SingleRpt?se... http://www.ncbi.nlm.nih.gov/Taxonomy/Browser/wwwta... //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/8355363 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/8699424